MCT là viết tắt của medium-chain triglycerides(chất béo trung tính chuỗi trung bình), một loại chất béo có trong thực phẩm như dầu dừa. Chúng được chuyển hóa khác với các chất béo trung tính chuỗi dài (LCT) có trong hầu hết các loại thực phẩm khác.
Chất béo MCT (Medium chain triglycerides) là chất béo dễ hấp thu, cung cấp năng lượng cho cơ thể, phát triển trí não. Dầu dừa và sữa công thức là các nguồn bổ sung MCT hiệu quả.Như các loại chất béo khác, MCT là nguồn cung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhờ dễ dàng hấp thu nên MCT cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các loại chất béo khác. Đối với MCT, tuy vẫn được tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ nhưng rất ít. MCT không tích lũy ở gan, hạn chế được tình trạng tích lũy mỡ dưới da, gây béo phì. Ngoài ra, MCT còn có tác dụng hỗ trợ, giúp hệ tiêu hóa hấp thu thức ăn hiệu quả hơn.
Chất béo trung tính chỉ đơn giản là một loại chất béo. Nó có hai nhiệm vụ chính – được vận chuyển vào tế bào và được đốt cháy để tạo ra năng lượng, hoặc được lưu trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể. Vì là axit béo chuỗi ngắn nên MCT nhanh chóng bị bẻ gãy và hấp thu vào cơ thể. Không giống như axit béo chuỗi dài, MCT đi thẳng vào gan, trong gan chất này có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng tức thì hoặc được chuyển hóa thành ketone (đây là chất được tạo ra khi gan bẻ gãy một lượng lớn chất béo). Không giống như axit béo thông thường, ketone có thể di chuyển từ máu vào não, cung cấp một nguồn năng lượng thay cho nguồn năng lượng từ glucose cho não, vì lượng calo chứa trong MCT được chuyển hóa thành năng lượng và được cơ thể sử dụng triệt để hơn, nên chúng ít có khả năng được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Các nguồn cung cấp MCT
Có hai cách chính để tăng lượng MCT trong chế độ ăn uống đó là cung cấp qua nguồn thực phẩm hoặc qua thực phẩm chức năng như dầu MCT. Đây là những loại thực phẩm giàu chất béo trung tính chuỗi trung bình, hàm lượng MCT được thể hiện qua tỉ lệ phần trăm trên tổng lượng axit béo (2):
- Dầu dừa: Hơn 60%.
- Dầu hạt cọ: Hơn 50%.
- Sản phẩm sữa: 10-12%.
Mặc dù các nguồn cung cấp nói trên chứa nhiều MCT, nhưng thành phần của chúng lại khá khác nhau. Ví dụ: dầu dừa chứa tất cả bốn loại MCT, và một lượng nhỏ LCT. Tuy nhiên, trong MCT của dầu dừa lại chứa một lượng lớn axit lauric (C12) và một lượng nhỏ “axit béo capra” (C6, C8 và C10). Trong thực tế, trong dầu dừa axit lauric (C12) chiếm khoảng 50%, khiến nó trở thành một trong những nguồn cung cấp tự nhiên tốt nhất của axit béo này. So với dầu dừa, tỷ lệ axit béo capra (C6, C8 và C10) trong các sản phẩm sữa có xu hướng cao hơn và tỷ lệ axit lauric thấp hơn (C12).Trong sữa, các axit béo capra chiếm từ 4-12% tổng lượng axit béo, và axit lauric (C12) chiếm từ 2-5% (3).
Lợi ích chính mà MCT mang lại
Cơ thể bạn sẽ chuyển hóa MCT Oil nhanh hơn so với sử dụng các loại dầu có chuỗi dài (LCTs). MCT Oil giúp cải thiện môi trường đường ruột vì trong chúng có lauric acid giúp bảo vệ đường ruột khỏi vi khuẩn, vi rút, giảm hiện tượng viêm nhiễm... Do đó, Dầu dừa hay MCT Oil đã và vẫn đang được sử dụng trong bệnh viện để chữa trị chứng không hấp thu, xơ u nang, động kinh, tăng cường protein, chuyển hoá chất béo, và hấp thụ khoáng chất.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, MCT Oil giúp hỗ trợ não bộ, cải thiện trí nhớ do làm tăng tác dụng của dầu cá, điều hòa đường huyết và còn có tác dụng giảm cân do làm tăng quá trình no giúp hạn chế ăn vào.
Công dụng của MCT Oil về giảm cholesterol còn đang hoài nghi, khi các nghiên cứu có các kết quả trái ngược nhau, như nghiên cứu tìm ra MCT Oil làm giảm LDL-C (một loại mỡ xấu), trong khi nghiên cứu khác chỉ ra MCT Oil gây tăng hoặc có tác dụng trung tính.