Carbohydrate là gì? Có cần thiết cho chế độ ăn hay không ?

Carbohydrate là gì? Có cần thiết cho chế độ ăn hay không ?

Carbohydrate chính là gluxit, hay đơn giản là đường. Các đơn vị cơ bản của carbohydrat được gọi là monosacarit: ví dụ như glucose, galactose, và fructose. .Người ta tìm thấy chúng trong cốc loại dưới dạng tinh bột, một vài loại rau củ, nhất là các loại rễ củ và hoa quả, các loại đường thông dụng như: đường trắng, đường mía, nha ngũ cốc, đường cây thích, mật ong...

Tất cả thực phẩm được tạo thành từ ba chất dinh dưỡng chính: carbohydrate, protein và chất béo. Bạn cần cả ba để giữ sức khỏe, nhưng mỗi người cần một lượng khác nhau.Khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm có carbohydrate - còn được gọi là carbs - cơ thể của bạn sẽ phân hủy những carbs đó thành glucose (một loại đường) và làm tăng đường huyết.  Khi đó tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để cân bằng nó nó bằng cách giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng hoạt động.

Gluxit ( hay carbohydrate ) được phân giải và hấp thụ trong đường ruột, sau đó được đưa vào gan, nơi chúng được chuyển thành glycogene. Glycogene được giải phóng nếu như các cơ quan đòi hỏi để cân bằng lượng đường huyết ( tỉ lệ đường trong máu luôn phải được duy trì quanh mức 1%). Cơ thể cần cung cấp gluxit (đường bột) một cách đều đặn để nuôi não bộ, và não bộ giữ độc quyền một lượng lớn glycogene, với 2/3 lượng carbohydrate trong máu trong khi ngủ. Chính vì điều này, cơ thể luôn đòi hỏi cung cấp đều đặn carbohydrate để chuyển chúng thành glycogene dự trữ.

Có ba loại carbohydrate chính trong thực phẩm - tinh bột, đường và chất xơ.

  • Tinh bột hoặc carbohydrate phức hợp: bao gồm rau giàu tinh bột, đậu khô và ngũ cốc.
  • Đường: bao gồm những loại đường có trong tự nhiên (như trong trái cây) và được thêm vào (như trong bánh quy).
  • Chất xơ: được tìm thấy trong  thực vật khác với các thực phẩm động vật như trứng, thịt hoặc cá.
  • Are Carbohydrates Good or Bad? - Diagnosis Diet

Nếu chúng ta không có khả năng kiểm soát lượng carbohydrate ồ ạt đưa vào cơ thể, thì những triệu chứng sau xuất hiện:

- Mệt mỏi: sáng, chiều, hay cả ngày.
- "Mây mù" trong não bộ: mệt mỏi về thể chất, tinh thần. Kém tập trung, thiếu sáng tạo, trí nhớ suy giảm, sức học tập - làm việc sa sút...
- Hạ đường huyết: đường huyết bị thấp xuống trong khoảng thời gian ngắn là điều bình thường trong ngày, nhất là khi các bữa ăn không được cung cấp đúng giờ và đều đặn. Nhưng khoảng thời gian này lặp lại và kéo dài thì không hề bình thường. Sự chóng mặt, run rẩy, xây xẩm mặt mày không phải là chuyện hiếm.
- Đường ruột trương nở: đa số khí trong đường ruột được tạo ra bởi carbohydrate, dẫn đến viêm ruột kết.
- Hôn trầm, ngủ gật: đặc biệt là sau các bữa ăn chứa nhiều đường tinh chế
- Tăng cân
- Tăng huyết áp
- Trầm uất, suy sụp: do carbohydrate ( nhất là đường tinh chế trắng) là những sản phẩm mang tính "xoa dịu", nó làm chậm đi hoạt động căng thẳng của não bộ bằng những phản ứng hóa học ở đây. Nó là tăng chất serotonine và tạo ra cảm giác mơ màng, gà gật. Đây cũng tương tự như xu hướng lệ thuộc vào rượu, caféine, thuốc lá hay các chất gây nghiện khác.

CHÚ Ý VIỆC TIÊU THỤ CARBS VỚI NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG!

Consequences of excessive intake of carbohydrates - Know Public Health

Người bệnh tiểu đường gặp vấn đề trong việc sản xuất hoặc sử dụng insulin khiến cơ thể không thể hấp thụ glucose gây ra tăng/hạ đường huyết.Bạn nên chọn thực phẩm có chứa carbs phức hợp và giàu dinh dưỡng. Đây là những carbs giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời chứa ít đường, natri và chất béo không lành mạnh. Bệnh nhân tiểu đường có thể chọn các loại thực phẩm chứa carbs giàu dinh dưỡng

  • Rau quả chưa qua chế biến, không chứa tinh bột như rau diếp, dưa chuột, bông cải xanh, cà chua và đậu xanh
  • Thực phẩm carbohydrate nguyên chất được chế biến tổi thiểu: táo, việt quất, dâu tây và dưa đỏ; ngũ cốc còn nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, mì ống nguyên hạt và bột yến mạch, lúa mạch; các loại rau giàu tinh bột như ngô, đậu xanh, khoai lang, bí đỏ và rau mầm; và các loại đậu và đậu lăng như đậu đen, đậu tây, đậu gà, đậu lăng xanh, đậu Hà Lan,

Ngoài ra, người tiểu đường nên hạn chế ăn thực phẩm tinh chế, chế biến có chứa nhiều carbohydrate và đường như soda, nước ngọt, nước trái cây, ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng và ngũ cốc có đường, đồ ngọt và đồ ăn nhanh như bánh ngọt, bánh quy, kẹo và khoai tây chiên

*Lưu ý khi ăn thực phẩm giàu chất xơ :
- Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ nhưng nên tăng từ từ số lượng để cơ thể thích nghi. Tăng đột ngột thực phẩm giàu chất xơ hoặc khi sử dụng thực phẩm chức năng có thể gây đầy hơi, chướng bụng hoặc táo bón. Bạn đừng quên uống  đủ nước vì chất xơ cần nước để di chuyển trong cơ thể của bạn!
- Dù chất xơ rất tốt cho cơ thể nhưng hãy trao đổi với Bác sĩ để xem bạn có nên bổ sung chất xơ hay không.

Đang xem: Carbohydrate là gì? Có cần thiết cho chế độ ăn hay không ?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng